Giới thiệu một số giải pháp miễn phí dành cho việc dạy học online


1. Mục tiêu của bài post

  1. Liệt kê các giải pháp có sẵn và miễn phí để hỗ trợ giáo viên dạy học online.
  2. Bao gồm các mục chi tiết sau:
    • Lưu trữ và chia sẽ dữ liệu cho học sinh.
    • Dạy và họp trực tuyến.
    • Dùng máy tính để lưu lại quá trình làm việc và chia sẽ cho học sinh.
    • Tạo một bài thi trắc nghiệm đơn giản.
    • Cho học sinh chia sẽ nội dung theo dạng báo tường.

2. Lưu trữ và chia sẽ dữ liệu cho học sinh

Ngày nay, với sự phổ biến của các ứng dụng di động và internet, việc lưu trữ và chia sẽ dữ liệu trở nên dễ dàng bằng các dịch vụ "đám mây" (Cloud). Các ưu điểm chính khi sử dụng dịch vụ Cloud:
  • Dữ liệu có thể chia sẽ cho người khác để xem trực tiếp thông qua internet mà không cần download. 
  • Dữ liệu có thể chia sẽ bằng chế độ công khai (ai cũng truy cập được) hay riêng tư (hạn chế truy cập tới một số người dùng khác), chia sẽ khả năng chỉ đọc (read only) hay có thể thay đổi (editable).
  • Hạn chế việc dữ liệu bị mất mát do trục trặt kỹ thuật ở máy tính cá nhân. Hoặc hạn chế khả năng đầy đĩa.

One Drive (Microsoft)

Nằm trong bộ Office của Microsoft. Là dịch vụ đám mây của Microsoft, giúp chia sẽ file và cho phép tương tác (xem, thay đổi) bằng web hoặc bằng ứng dụng office.

Ưu điểm:
  • Có sẵn hoặc cài đặt dễ dàng cho máy Windows.
  • Cho phép chia sẽ thư mục hoặc file cho một hoặc nhiều người.
  • Cho phép nhiều người cùng xem và thay đổi nội dung file cùng lúc.
  • Giao diện thân thiện với người dùng office lâu rồi.
Nhược điểm:
  • Bản web không đầy đủ tính năng như bản chạy trực tiếp trên máy, tuy nhiên tính năng đa dạng.
  • Thỉnh thoảng vỉệc đồng bộ dữ liệu gặp trục trặt khi có nhiều người cùng thay đổi nội dung.

Google Drive (Google)

Là dịch vụ đám mây rất thông dụng của Google, đã ra đời từ rất lâu. 

Ưu điểm:
  • Miễn phí 15GB lưu trữ, và có thể mua thêm (100GB là khoản 1.99$/tháng)
  • Xử lý nhiều người cùng thay đổi nội dung file rất tốt. Rất ít gặp trường hợp đồng bộ bị lỗi.
Nhược điểm:
  • File được định dạng bởi Google và thao tác tốt trên web. Tuy nhiên, đối với người dùng windows thì không có sẵn chương trình chạy trên máy, nên cần thao tác trên web.

3. Dạy học và họp trực tuyến


Google Meet

Là ứng dụng giảng dạy online miễn phí của Google. 

Ưu điểm:
  • Tạo meeting nhanh chóng và có thể giữ lại link cho các lần học sau.
  • Miễn phí với thời gian đủ dài như sau 
    • Người dùng miễn phí có thể video chats 1-1 trong 24 hours, and group calls tối đa 100 người trong 60 phút liên tục. 
    • Có thể mua gói có phí (rẻ nhất là 4.20$ / tháng). Có giá rẻ hơn Zoom trong hầu hết các gói mua .
  • Có thể xài trên web hay cài đặt ứng dụng trên máy tính, điện thoại.
  • Kết nối nhanh và ổn định.
  • Nếu giáo viên từ chối một bạn vào 1 Meet, thì sau này bạn đó không thể vào được nữa.
Nhược điểm: 
  • Thỉnh thoảng audio/camera bị lock và cần khởi động lại máy. 
  • Chưa thấy tính năng phân nhóm thảo luận, lấy ý kiến tập thể (survey).
  • Chưa thấy tính năng tự động dịch từ audio sang text.

Zoom

Là ứng dụng họp trực tuyến thông dụng nhất nhì hiện nay.
Ưu điểm:
  • Người dùng miễn phí có thể video chats 1-1 trong 24 giờ liên tục, and group calls tối đa 100 người trong 40 phút liên tục.
  • Có thể mua gói có phí (rẻ nhất là 14.99$ / tháng)
  • Dễ sử dụng và ổn định.
  • Cho phép những người dùng khác vẽ lên màn hình trình chiếu (annotate), hoặc phân nhóm (video tự động phân nhóm để thảo luận, và quay lại nhóm chính sau khi hết giờ), có tính năng hỏi đáp nhanh (survey,..). 
  • Có thể xài trên web hay cài đặt ứng dụng trên máy tính, điện thoại.
Nhược điểm:
  • Dạo gần đây kết nối kém ổn định hơn Meet, có lẽ nhiều người dùng quá.

Microsoft Teams


Là ứng dụng giúp tương tác trong nhóm bao gồm chats, quản lý tasks, lịch,... Trong đó có bao gồm họp trực tuyến. Teams là ứng dụng nằm trong bộ Office nên nhiều khả năng đã có sẵn trên máy tính Windows của bạn.

Ưu điểm:
  • Chất lượng hình ảnh rõ nét.
  • Đang được chú trọng đầu tư, nhiều tính năng mới liên tục ra đời gần đây.
  • Theo thông tin hiện tại thì Teams hỗ trợ gọi 1-1 trong 24 giờ liên tục, và gọi nhóm lên tới 300 người.
  • Các mức giá mềm và Microsoft luôn hỗ trợ giáo dục từ lâu rồi. Nên có thể các bạn giáo viên đã có license rồi. 
Nhược điểm:
  • Chưa được thông dụng nên có thể những người khác chưa quên với giao diện.


4. Dùng máy tính để lưu lại quá trình làm việc và chia sẽ cho học sinh

Máy Windows và Mac đều có ứng dụng miễn phí cài sẵn để record lại màn hình trong quá trình thao tác, từ đó tạo video học trực tuyến giúp học sinh thao tác lại từng bước như trong hướng dẫn.

Làm video hướng dẫn có thể sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng nó mang lại giá trị to lớn cho người dùng vì kiến thức được chia sẽ một cách tự nhiên qua từng bước thao tác, giúp người xem hình dung dễ dàng bài học.

Môt số lưu ý khi làm video học trực tuyến:
  • Nên có microphone tốt. Một microphone tốt sẽ chống nhiễu do môi trường, giảm tạp âm, tránh việc âm thanh bị dội lại (máy tính ra loa và thu lại micro).
  • Nên có phụ đề trong trường hợp mà thao tác không thể được nhìn thấy bằng video (vd: bấm tổ hợp phím nào đó).
  • Video sau khi biên tập có thể phân phối cho học sinh thông qua YouTube, Facebook page, hoặc cloud như Google Drive, One Drive. Hay nếu nội dung tốt, có thể bán trên các kênh học trực tuyến như Udemy.

5. Tạo một bài thi trắc nghiệm đơn giản

Google Form: tạo biểu mẫu đơn giản và cho phép người dùng 
  • Chọn một trong các đáp án, hoặc có thể nhập vào 1 đáp án khác.
  • Nội dung chọn phong phú như câu hỏi bắt buộc, câu trả lời chỉ có 1 hoặc nhiều lựa chọn,..
  • Xem được kết quả sau khi hoàn tất.


Blooket : tạo biểu mẫu theo nhiều dạng và cho phép người dùng
  • Chọn avatar (hình thú như thỏ, gà,..) nên các bạn nhỏ rất thích.
  • Trong quá trình chạy ứng dụng, thấy được chi tiết người tham gia, số lượng người hoàn thành cho từng câu hỏi, điểm số hoàn thành của từng thành viên, số học sinh làm đúng/sai cho từng câu theo thời gian thực.
  • Thích hợp làm ôn tập cuối tiết cho học sinh. Chi tiết xem thêm tại https://www.youtube.com/watch?v=BIlDPqcIDYU

Kahoot : tương tự Blooket. Tuy nhiên mình chưa trải nghiệm nhiều.

6. Chia sẽ nội dung theo dạng báo tường

Padlet : là ứng dụng cho phép tạo bảng tin và người dùng upload nội dung. Nội dung được trình bày dạng cột đơn giản, dễ nhìn. Các nội dung cho thể được comment, like,... Thích hợp để thực hiện các chương trình như báo tường.

Bạn có thể xem thêm các mẫu có sẵn ở đây



Comments